Nơi Bình Yên Ta…Viết…

Monthly Archives: Tháng Chín 2010

SONY DSC
Tulip Châu Sa

Chương Một

Mây đã  đi rồi. Lìa đời ở tuổi bốn mươi. Mây đi, để lại toàn bộ tài sản của nàng cho tôi. Mà không, tôi phải nói với bạn đọc cho thật rõ ràng rằng, nàng đã  để lại nỗi buồn nặng trĩu hồn tôi qua tài sản của nàng: Nhật Ký của Mây.

 Tôi chỉ quen Mây từ khi nàng ra hải ngoại. Ít khi nói chuyện với nhau như  hai người bạn thân tình. Nhưng gần đây, Mây cấp bách tìm tôi. Hẳn tôi biết nàng có chuyện, xưa nay vẫn thế. Tôi đã quen với thói quen này của nàng. Nhưng Mây đã  khiến tôi sụp đổ hoàn toàn khi Mây yêu cầu:

 “Mang tro tớ về Việt Nam rãi xuống dòng sông Trà Khúc quê tớ nhé.”
“Mình nghe không rõ”. Tôi sửng sốt.
“Tớ sắp đi rồi, đi nhanh hơn tớ nghĩ .”
“Mây đang ở đâu?”
“Đâu đó trên vùng tha hương…  buồn”. Vẫn cái kiểu trả lời hờn dỗi ấy mỗi khi nàng thất vọng. Cúp máy. Tôi lập tức gọi lại, người cầm máy trả lời không phải Mây.  Phải một hồi vòng vo với cô thư  ký ở bệnh viện, tôi mới có được số điện thoại phòng Mây. Tôi gọi đến, người bắt máy lại không phải nàng mà là một y tá. Thì  ra, Mây đang trong bệnh viện vùng Rocky Mountains ở Colorado, và chỉ còn sống hơn một tuần lễ nữa. Tôi phải đến ngay, bởi tôi là người thân duy nhất, theo lời cô y tá. Nàng còn ủy thác lại toàn bộ tài sản nàng cho tôi, mà như  tôi đã  phân trần, tài sản đó là nỗi buồn nặng trĩu hồn tôi : Nhật Ký đời nàng.

Tôi chưa từng ra xứ Quảng. Đây là lần đầu. Tôi làm đúng theo lời ủy thác của Mây, rãi tro nàng trên dòng sông Trà Khúc, từ bến đò  An Thọ xuống thôn Phước Lộc Đông. Nắm tro cuối cùng buông khỏi tay tôi, tôi, thằng đàn ông, bậc khóc. Tôi thương Mây, một cô gái lần đầu tôi gặp trên chuyến tàu hoàng hôn từ Belmont hướng trung tâm thành phố Chicago trài mình về khu phố Việt. Dạo đó, tôi tuổi hai ba, còn nàng nhỏ hơn tôi một tuổi, trầm lặng, nhỏ nhẹ, nhưng lại bướng bỉnh và luôn diễu cợt mỗi khi nghe tôi than thở mình đang gặp chuyện rắc rối. Tôi không muốn rời khỏi khúc sông này. Nó bỗng dưng trở nên thân thuộc với tôi vô cùng. Tôi muốn ở lại với dòng sông, với Mây yêu quí của tôi. Chỉ khi nàng chết đi, nàng mới thuộc về tôi vĩnh viễn. Chỉ khi nàng không còn trên thế gian này nữa tôi mới được gọi nàng một tiếng “Em”, vì lúc này nàng không còn nghe tôi được nữa, như  một lần nàng bắt tôi phải  giao hứa.

Trở lại Atlanta, tôi giam mình trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi không buồn nghĩ  đến những bệnh nhân đang chờ đợi tôi.  Tôi đã hủy tất cả những cái hẹn với bệnh nhân trong tuần. Cả vợ con tôi cũng thành người xa lạ. Tất cả các cú điện thoại gọi về từ bệnh xá (phần lớn là từ cô trợ lý của tôi) tôi điều phớt lờ đi. Bản thân tôi đang là một bệnh nhân cần được tịnh dưỡng.

 Một tuần lễ  trôi qua chậm chạp gặm nhấm nỗi buồn tôi. Tinh thần tôi nhẹ đi đôi chút trước cú sốc chia tay vĩnh viễn người con gái mang tên Mây. Tôi trở lại bệnh xá. Vẫn bận rộn như thường ngày. Hết phòng khám này, đến phòng khám khác. Trở về phòng riêng, ngã lưng ra chiếc ghế bành, tôi nhắm nghiền mắt lại. Mười phút sau, tôi trở lại xem kỹ hồ sơ  bệnh nhân kế tiếp trước khi tôi vào phòng khám gặp bà. Tôi nhìn vào kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân trở lại từ văn phòng bác sĩ  chuyên khoa máu (Blood Dissorder Specialist-Haemotologist) , tế bào ưng thư máu đã  bộc phát (điều mà tôi đã dự đoán trước khi gởi bệnh nhân của tôi đi gặp Bác Sĩ  chuyên khoa máu). Tim tôi thắt lại. Tay tôi run rẩy khi đặt bút viết vào hồ sơ bệnh án của bà Mary Jane. Đây chẳng phải là phản ứng thường nhật của tôi trước một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư . Nghề nghiệp không cho phếp tôi có một thái độ như  thế. Lần đầu tiên tôi có cảm giác tê tái trước bệnh nhân của mình. Tôi hít một hơi thở dài, lấy lại tinh thần, bước vào phòng khám.

“Chào bà Mary Jane, bà khỏe chứ?”
“Không, toàn thân tôi đau thức. Từng khớp xương như  đánh vật cùng nhau, da tôi khô khốc nữa.”
“Bà cảm thấy lòng phiền muộn (Malaise)?”
“Phải”
“Mõi mệt (Fatigue) như  muốn buông xuôi tất cả?”
“Đúng vậy”
“Và cảm giác da bị ngứa ”
“Sao bác sĩ  biết?”
“Những đốm đỏ bắt đầu  xuất hiện trên cơ thể bà?”
“Vâng! Bác Sĩ  xem này…”

 Tôi nhìn bà Mary Jane với đôi mắt chờ đợi. Chờ đợi thái độ chấp nhận của bà. Bà vừa trình bày, và trả lời tôi rất rõ ràng triệu chứng ung thư máu mà tôi đang sắp phải nói sự thật cho bà biết.

Trở về nhà sau một ngày quá bận rộn trong bệnh xá, tinh thần tôi lại mệt mõi. Tôi ngã sòng xuống giường không buồn thay bộ quần áo. Có tiếng vợ đang mở cửa, tôi cố ngồi dậy, dùng bữa cơm tối cùng gia đình. Nhìn đôi mắt vợ dỗi hờn, tôi đáp trả bằng cái nhìn “cảm ơn”. Tôi một mình vào phòng làm việc, vợ tôi lắc đầu nhìn theo. Tôi quay sang nàng năn nỉ bằng cái nhìn khác “anh biết em rất hiểu anh lúc này” rồi bước nhanh vào phòng làm việc sau tiếng đóng cửa nhẹ nhàng. Tôi ngồi xuống chiếc ghế. Đôi tay hướng ngay vào ngăn tủ mà trí óc tôi đang nghĩ  về căn bệnh ung thư  của bà Mary Jane. Tôi lấy cuốn nhật ký của Mây ra nâng niu như  nâng niu một linh hồn đang sống. Căn bệnh ung thư  máu đã  cướp đi mạng sống của Mây.  Nhưng những tháng ngày nàng sống vật vã với căn bệnh này, tôi không hề hay biết. Từ lâu, mỗi khi có chuyện là nàng tìm tôi, thậm chí réo tôi dậy vào lúc nửa đêm để nghe nàng than oán, nhưng tại sao tôi là bác sĩ , nàng lại dấu tôi câu chuyện liên quan đến bệnh trạng của nàng. Nhất định phải có điều gì ẩn khúc.

“Gởi lại cho Khiêm nhật ký đời tôi” đó là dòng đầu tiên Mây ghi trên trang bìa cứng bên trái cuốn nhật ký. Tôi bắt đầu lần lượt đọc nét chữ nghiêng nghiêng, sắc sảo, tinh tế như  in đậm từng khắc khoải trên mỗi trang giấy qua từng ngày…tháng…năm…

(To be continued)


SONY DSC
Tulip Châu Sa

When the last breath of the day
Breaths low until gone away
And the winds fall asleep
The stars are shining bright…

See the Moonbeams kiss the Night
The Heavens kiss the Mountains high
There’s nothing here but loneliness
Why not now I’m uniting with Thine?

Sleep will come for my Soul goes to rest
It lays softly on the joyless Eyes
Oh! joyless eyes, like Stars ever changing
Wish I arise from dreams of Thee…

(Hocking Hill-Sept 6th, 2010
Bitter time ever in my life!)