Nơi Bình Yên Ta…Viết…

Category Archives: Du Lịch

SONY DSC
Tulip Châu Sa

Two days before his trip, Mom took him to hair salon for a haircut.  He declared, “Mother, I am not going to have a haircut or I am not going on D.C. Trip!”. Mom replied, “You are not going to have any of those choices.” He was silent for the rest of that Saturday afternoon.

While he was shopping with mom at Walmart for snacks that mom allowed him to have on the trip, he picked a cute toy for Autumn. That evening was the happiest evening of Autumn. She loves her toy so much. Calvin looked at Autumn played with her toy and he was happy too. He told Autumn, “I’m going to leave you and mom for 4 days, play with the new toy I picked for you today and try not to bother Mom much, I’ll miss you, Autumn”.

After the last meeting for Calvin’s D.C trip, mom took Calvin to Kohls to buy a good comfort walking shoes . I hope that with this new shoes his little feet could handle more than 10 miles for each day in Washington D.C!

Calvin DC TRIPMonday morning came, Mom dropped Calvin off at school by 6:20 AM. When all the buses were rolling around 7:00 AM, mom drove to work. Two days Calvin has left mom and his family for his trip already… Our home is so empty…it’s missing laughter and everything is not the same…

Mom is following Calvin in every step that he moved through Memorial Middle School’s Twitter. He seems exited about the trip and is having fun with his friends, leaders and teachers. Mom used to followed Calvin on his school trips in the past, but this time he was going alone… Thanks God so much for the global communication, though mom could not go with Calvin, she still could follow Calvin and his group (Bus #5) hourly in Washington D.C.

Mom continue to pray for you, your friends, parents, also for all of your school staffs who set their time available for you and your friends my dear son, Calvin Chương.  I am missing you badly. I even missed you crazily right after we prayed together for your trip last Sunday night before your bed time, Darling!

Calvin DC TRIP 2


SONY DSC
Tulip Châu Sa

Hái Táo Ở Lynd Fruit Farm in Pataskala Ohio!

Thứ Hai vừa qua, vào dịp Lễ Lao Động, Mẹ Tulip (Châu Sa) có dịp đưa hai thiên thần của Mẹ Thi Thi và Chương Chương cùng hai dì Vân và Hường với chị họ của Thi Chương, Trúc Anh về vườn táo Lynd để dạo chơi và thu hoạch…một số cây trái, chủ yếu là Táo.

Lynd Fruit Farm

Tính đến khoảng thời gian này thì Lynd Fruit Farm đang được làm chủ bởi thế hệ thứ Bảy của dòng họ Lynd chuyên trồng cây ăn trái.  Trang trại Lynd Fruit Fram nằm về hướng Đông tiểu bang Ohio, thuộc thành phố Pataskala cách Thủ Phủ Ohio, Thành Phố Columbus khoảng 20 phút lái xe. (cách nhà Mẹ Tulip-Châu Sa khoảng hơn 1 giờ lái xe)

Vườn cây ăn trái Lynd với diện tích trên 300 acres (khoảng hơn 121 héc ta) được chủ nhân thế hệ thứ Bảy của dòng họ Lynd trồng nhiều loại cây ăn trái khác nhau.  Song, chủ yếu là Táo. Trang Trại thường mở cửa vào đầu tháng 9 để chào đón cư dân vùng Central Ohio đến tham quan, thưởng thức những quả táo ngọt lịm từ trên cây và  tự hái táo mang về làm quà cho láng giềng và người thân và bạn bè đồng nghiệp đã trở thành truyền thống từ nhiều năm nay của Lynd Fruit Farm dành cho cư dân vùng Central Ohio.  Táo là sản phẩm chính cung cấp cho thị trường rộng lớn đến các tiểu bang lân cận, ngoài ra, dòng họ Lynd còn dùng Táo để đặt chế ra nhiều sản phẩm thú vị khác nhau bằng táo như:  Nước trái táo, bánh táo, mứt táo, chip táo, mật táo, sốt táo..v..v…

Bên cạnh Táo và các sản phẩm đặt chế từ Táo là đặc sản của Lynd Fruit Farm, chủ nhân thế hệ thứ Bảy của dòng họ Lynd còn trồng các loại trái cây khác như: Lê, đào, mận, và các loại trái dâu.  Có cả dâu xanh (Blueberry), dâu tây (strawberry), dâu đen (blackberry) dâu hồng (raspberry)…Đặt biệt, chủ nhân dòng họ Lynd còn trồng những cánh đồng bắp (ngọt) để cung cấp cho thị trường địa phương vùng Central Ohio.  Vào mùa thu thì du khách tha hồ ghé qua trang trại tự hái những quả bí (pumpkin) về trang trí cho lễ hội hóa trang (Halloween), và dùng những quả bí vàng thực hiện những món bánh nướng, món ăn truyền thống trong dịp lễ hội hóa trang vào cuối tháng Mười hàng năm!

Viếng thăm trang trại thật là thỏa mái.  Bạn chỉ việc lái xe thẳng vào trang trại, gặp những người nông dân làm việc trong trang trại và báo cho họ biết bạn muốn hái táo (hay những sản phẩm trái cây khác-tùy mùa và tùy thời khóa biểu do trang trại đăng tải và loan tin trên hệ thống truyền thông) với giỏ nhỏ ($12) hay giỏ lớn ($20).  Họ sẽ trao cho bạn một túi nilon mang tên trang trại.  Đậu xe nơi qui định, bạn tha hồ dạo chơi và thưởng thức những trái táo chín mọng ngọt lịm do chính bạn hái từ trên cây (nếu du khách là người Á Châu, đặt biệt là người Việt Nam thì…đồ nghề hái táo không bao giờ thiếu : dao thái trái cây và các loại…muối ớt.  Ba chị em nhà mẹ Tulip-Châu Sa cũng đã không ngoại lệ).  No nê với món táo, bạn tự hái cho (thật) đầy chiếc túi nilon những quả táo chín, ngon ngọt nhất, và lên xe ra cửa, trao cho người thu tiền số tiền mà bạn đã thông báo và nhận chiếc túi nilon trước khi bước vào vườn táo.

Ngày lễ Lao Động vừa qua, mẹ Tulip đã có một ngày vui với người thân và hai đứa con yêu của mẹ.  Dưới đây là một vài hình ảnh trong chuyến ghé thăm Trang Trại Lynd Fruit Farm.  Mẹ Tulip-Châu Sa xin gởi đến các cậu, dì, cùng các anh chị xem qua cho biết.

SONY DSCHai cô…nông dân ngồi trao túi nilon cho du khách đến viếng thăm trang trại

SONY DSCMột góc rất bé nhỏ của trang trại Lynd Fruit Farm.  Phía bên kia là cánh đồng đậu nành của chủ nhân khác

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

SONY DSC

Nông dân…thứ thiệt đang thu hoạch táo…

SONY DSC

SONY DSC

Sept 4, 2014


SONY DSC
Tulip Châu Sa

Tôi viết lại câu chuyện này để Dâng Tặng Chúa!  Để chia sẻ cùng Anh Chị Em trong Chúa niềm vui lớn lao mà tôi lại thêm một lần trãi nghiệm về Sự Thành Tín của Cứu Chúa Giê-xu.  Thiên Chúa tuyệt vời quá!  I want to praise you forever, forever more, my Heavenly Father!

Thiên Môn…Trận in Michigan State

SONY DSC

Photo was taken by Tulip Châu Sa

Chia tay Quý Ông Bà, Anh Chị Em, cùng Các Cháu trong gia đình Thiên Chúa thương yêu, chia tay gia đình người Anh trai yêu quí, tôi rời Chicago lúc 8 giờ chiều, lái xe về thành phố nhỏ yên tĩnh nơi tôi đang sống, Galloway, Bang Ohio.  Không chỉ riêng tôi, mà tất cả “hành khách ngoan ngoãn đáng yêu” trên xe điều mang chung tâm trạng lưu luyến…chân đi không rời… nhất là các “hành khách”  nhí…Tôi lâng lâng niềm vui thỏa lòng trước tình yêu thương kỳ diệu và ấm nồng của gia đình Anh tôi, của tất cả quí con cái Chúa đã dành cho riêng tôi trong chuyến trở về này, niềm vui kia thật không thể diễn tả…

Có lẽ vì vui quá mà tôi thẳng tiến qua tiểu Bang Michigan trên xa lộ 94 về hướng Bắc thay vì rẽ phải về hướng Nam của Xa Lộ 65 về lại Bang Ohio.  Tôi nhận ra mình đang lạc…hướng sau khi đã vào…địa phận Michigan hơn 45 dặm.

Tôi dừng lại ở một tiệm ăn nhanh McDonal để hỏi đường.   Một thanh niên đang ăn bữa tối cùng bạn bè anh sau một ngày làm việc vất vả đâu đó đã tốt bụng, vui vẻ chỉ đường cho tôi.  Anh ghi xuống những con đường cũng như những ngã rẽ rối rắm một cách rõ ràng vì sợ tôi lại ngon trớn thẳng tiến…qua Canada.  Tôi cầm mảnh giấy anh trao rồi chào tạm biệt với lòng biết ơn anh.  Tôi theo “mật đồ” anh vẽ  mà đi, khoảng mươi phút đầu tâm trạng còn phấn chấn lắm, thế rồi càng về sau khi mà hoàng hôn chiếm lĩnh bầu trời, tôi bắt đầu cảm giác mình lạc dần vào một khu rừng rậm, hai bên đường thỉnh thoảng những con nai ăn đêm ngơ ngác đứng nhìn.  Tôi đưa tay khóa cửa xe rồi tiếp tục hành trình…lạc lối.  Càng lúc tôi càng đi sâu hút vào một vùng rừng núi tối sầm, những bảng chỉ đường trở nên thêm mờ nhạt mất phương hướng trong tâm thức…

Tôi điều khiển chiếc SUV đưa những hành khách đang tin cậy vào…tài xế …ung dung lạc lối này tiến thẳng vào một thiên môn…trận không tài nào tìm được lối ra… Tôi lúc ấy, dù vẫn còn tỉnh táo để nhắm vào con Trăng Non đang lộ mờ mờ ở hướng Đông mà quyết định các ngã rẽ, nhưng thú thật, miền Nam Michigan, thành phố ngoại ô Berrien Springs tôi đang lỡ bước sa chân vào chả khác nào là Một Thiên Môn Trận.  Lúc thì tôi nhận thấy mình đi qua khu đầm lầy, thứ ánh sáng bàng bạc của những đầm lầy cho tôi cảm giác hoang vắng vô cùng.  Dăm mười phút sau thì đi qua một nông trại, rồi tiếp nối là những  cánh đồng mênh mông mà tôi không thể nhận biết người nông dân đã gieo trồng loại hạt gì xuống đó… Sau gần một giờ đồng hồ, tôi vẫn chưa xác định được hướng ra xa lộ 80/94 dẫn vào xa lộ 65.  Cả tài xế và hành khách đều nín…thở lặng câm.

Đêm càng thêm vắng vẻ, đã hơn 10 giờ rồi, tôi cảm nhận có một sự thúc giục của Đức Thánh Linh từ trong linh hồn tôi, tôi bắt đầu xác định, tôi cần phải dừng lại hầu chuyện với Chúa và xin Ngài dẫn tôi ra khỏi cái…ma trận đoạn trường này.  Tôi tấp lại trong một vạc cỏ bên đường.  Tôi trịnh trọng thông báo cùng “hành khách” đang ngủ gà, ngủ gật trên xe rằng tôi đã mất phương hướng thật sự và không tìm được lối ra, rồi trấn an “nhưng có một Người có thể dẫn chúng ta ra khỏi ‘Thiên Môn Trận’ ngay tức khắc”, vì thế tôi yêu cầu “hành khách” của tôi cùng hiệp một  trong sự cầu nguyện với Chúa.  Tôi bắt đầu xin Chúa đưa chúng tôi ra khỏi vùng…đất lạ này và hướng dẫn chúng tôi trở lại xa lộ 94.  Không biết bằng cách nào, nhưng tôi thưa với Chúa rằng tôi tin Chúa sẽ giúp chúng tôi.

Cầu nguyện xong, tôi nhìn về phía trước, rồi nhìn bốn bề, tứ phương chả khác gì nhau, một màu tối đen như mực, tôi không hề nhìn thấy có dấu hiệu nhà dân đang sống quanh vùng.  Rồi, tôi cho xe chạy thẳng về phía trước bằng lòng tin Chúa đang hướng dẫn mình.  Tôi chạy được hơn 9 dặm về hướng Nam, dấu hiệu vui mừng hiện ra, tôi nhìn thấy ánh đèn đường xa xa.  Tôi yên tâm chạy tới.  Đúng là nơi đây có nhà dân đang sinh sống.  Nhưng tuyệt nhiên không một bóng người qua lại trong cái town vô cùng bé nhỏ này, tôi đang tự vấn có nên dừng xe vào gõ cửa nhà dân không.  Thế rồi, tôi đã không dừng lại ở cái town bé nhỏ ấy, mà tôi chạy thêm vài dặm nữa, tôi nhìn thấy có bóng người trước chiếc xe Van đang đậu ở trước một ngôi nhà giản dị, tôi trờ nhanh tới, vì nếu trễ vài phút, họ sẽ bước vào nhà thì tôi không còn cơ hội để hỏi thăm đường về.  Tôi tấp xe vào lề phải, vội vàng bước xuống, chạy nhanh về phía đôi vợ chồng đang thu dọn túi xách từ chiếc xe Van để vào nhà.  Tôi nhanh miệng hỏi “xin lỗi Anh, Chị, tôi đang cần Anh, Chị giúp đỡ, tôi tìm đường trở về Columbus, Ohio.  Tôi đã lạc hướng tại lối rẽ qua xa lộ 65 về hướng Nam, là xa lộ sẽ dẫn tôi về lại Ohio, tôi đã lòng vòng trong khu ngoại ô này gần 1 giờ đồng hồ nhưng không cách gì tìm được lối ra, hiện giờ tôi không biết mình đang đứng ở đâu, cảm ơn Chúa đã cho tôi nhìn thấy Anh, Chị từ xa, khẩn xin Anh, Chị giúp tôi hướng ra xa lộ 80/94.”

Trong khi tôi tiếp tục nói chuyện với người phụ nữ đáng yêu trước mặt tôi, thì chồng của Chị dùng iPhone để xem trên bản đồ tìm con đường ngắn nhất giúp tôi.  Tôi nghe người vợ bảo “Anh nên dẫn đường cho cô ấy ra ngoài xa lộ, từ đây ra đấy những hơn 30 dặm đường, em sợ rồi cô ấy lại lạc hướng mất.”  Tôi bỗng nghe trái tim tôi đập rộn ràng trước thái độ và hành động tuyệt đẹp của Chị ấy.  Tôi ngập ngừng nửa muốn chấp nhận sự giúp đỡ quá nhiệt tình, nửa không muốn làm phiền Anh, Chị nhiều đến thế.  Nhưng chưa kịp nói gì chồng chị đã bảo “cô chờ nhé, tôi lấy giây sạt điện thoại, điện thoại tôi sắp hết pin rồi.”  Thế là, tôi chia tay người phụ nữ có thái độ ứng xử thu hút tôi hoàn toàn, tôi không nhìn rõ gương mặt của Chị ấy, chỉ ghi nhận được, gương mặt và thân hình mảnh khảnh, cao ráo, và nụ cười kín đáo nhưng cũng lờ mờ, thế thôi.

Chồng chị ra đưa chị vào tận nhà, sau khi đóng cửa nhà, anh chạy ra căn dặn tôi “cô chạy theo sau tôi nhé, khi ra đến gần xa lộ, chúng ta tấp lại bên lề an toàn nào đó, tôi sẽ dùng bản đồ trên iPhone chỉ rõ cho cô lộ trình về lại nơi cô đang sống nhé!”.  Tôi chỉ có thể nói được “Vâng ạ!” rồi nghẹn lòng.  Tôi ra xe cấp báo thông điệp vui mừng mà Thiên Chúa trả lời sự cầu nguyện của chúng tôi với nhóm “hành khách” trên xe,  tôi nghe tất cả đồng thanh ”Tạ ơn Chúa!” Cả con trai bướng bỉnh của tôi cũng lí nhí “Thanks God!”.

Tôi lặng lẽ chạy theo Anh mà lòng hồi hộp lắm, vì xe tôi sắp cạn xăng rồi, khi ra đến một ngã ba chuẩn bị vào xa lộ 31 có thể đưa tôi ra xa lộ 94, Anh dừng lại xem bản đồ, Anh phát hiện rằng nếu tôi đi từ đây tôi sẽ tốn thêm gần 2 giờ đồng hồ so với đi bằng ngã rẽ khác.   Anh bảo “thôi đi ngã khác đi, để vài giờ đó cô về ngủ nghỉ, mai còn đi làm”.   Anh lại lên xe, lái ngược lại ngang qua nhà Anh và đi tiếp về hướng Nam, trên đường trở lại, các “hành khách nhí” của tôi hỏi Mẹ, “Mẹ sẽ cảm ơn Chú ấy bằng cách nào đây?  Làm cách nào để chúng ta có thể trả lại tiền xăng cho Chú ấy huh mẹ?”.  Tôi yêu cầu con tôi “lát nữa đi ngang qua nhà Cô Chú, mẹ sẽ chạy xe chậm lại, Thi Thi ghi lại cho mẹ số nhà của Cô Chú!”  Câu hỏi của các con tôi đã nhắc nhở tôi một điều, hành vi đẹp vô cùng của Anh, Chị tôi cần phải đáp lại bằng một tấm thiệp “Cảm ơn!”.

Cuối cùng, Anh đã dừng lại bên lề đường.  Tôi nhìn thấy phía trước là tấm biển chỉ đường lối rẽ qua xa lộ 94.  Tôi dừng xe, đến bên chiếc iPhone, Anh chỉ đường cho tôi một cách rõ ràng.  Tôi bảo “bây giờ thì tôi hoàn toàn tự tin mình có thể tự lái xe về nhà rồi, tôi không biết phải cảm ơn Anh Chị như thế nào đây cho phải!”.  Anh nói ngay “chẳng phải cô đã bảo ‘cảm ơn Chúa đã cho cô nhìn thấy chúng tôi từ đằng xa hay sao?  Chúng ta nên cảm ơn Chúa nhé!”.  Tôi chưa kịp nói gì, Anh tiếp “thực ra, chúng tôi vừa từ nhà Thờ Tin Lành về, hôm nay Ban Chấp Sự Hội Thánh có buổi họp, chúng tôi về hơi trễ hơn mọi hôm, nếu về đúng giờ như mọi hôm thì e rằng cô không gặp được chúng tôi.”   Tôi kể tiếp Anh nghe, tôi đã bắt đầu lo sợ cho sự an toàn của các con tôi khi lạc vào một ma trận chằng chịt đầm lầy, nông trại như thế nào, và rồi Đức Thánh Linh thôi thúc tôi dừng lại để cầu nguyện ra sao.  Tôi cũng kể Anh nghe tôi trở về từ Chicago sau khi cùng gia đình Anh Thành tưởng niệm ngày Cha tôi về với Chúa, và có cơ hội nhóm họp, gặp gỡ những người anh chị em trong Chúa, và nhất là được nhận quà từ ban Thiếu Nhi, thiếu Niên trong ngày Lễ Hiền Mẫu ra sao, tôi kể như đã kể cho vợ Anh nghe trong lúc anh loay hoay tìm kiếm thông tin và bản đồ trên iPhone của anh vậy.

Tôi cứ kể, cho đến khi tôi sực nhìn vào gương mặt Anh, nước mắt Anh chảy dài, tôi cũng nghẹn lòng dừng lại!  Thế rồi, chúng tôi không nói gì thêm với nhau, nhưng tôi cảm nhận được trong hai lồng ngực của chúng tôi, đang có cùng MỘT ĐỨC THÁNH LINH VẬN HÀNH!  Sau một vài phút im lặng, tôi lên tiếng “dù sao, tôi cũng muốn NÓI cảm ơn Anh!”, còn Anh thì bảo, “tôi thật sự muốn ôm cô để cảm thông mọi điều cô chia sẻ, nhưng tôi biết, điều đó sẽ khiến cô cảm thấy ngại ngần, thôi cô về nhé, chúng tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho lộ trình của cô về đến nhà bình an, xin Chúa luôn ở cùng cô!  Tôi có chút xấu hổ khi để nước mắt rơi trước một người phụ nữ như thế này, nhưng xin lỗi cô nhé, tôi quá xúc động trước những việc làm tuyệt vời của Chúa cô ạ…”

Anh đã cho tôi số điện thoại của Anh để liên lạc với Anh trong trường hợp tôi cần Anh giúp đỡ dọc đường, Anh đã đọc cho cháu của tôi, bé Trúc Anh ghi lại trên điện thoại cầm tay của cháu.  Anh hỏi xin tôi số điện thoại, nhưng tôi từ chối cho Anh!  Lên xe, tôi cầu nguyện cho cả gia đình một lần nữa và lăn bánh.  Nhìn lại đằng sau qua kiếng, tôi thấy Anh vẫn đứng đó cho đến khi tôi hoàn toàn rẽ vào xa lộ 94, tôi không thể nhìn thấy Anh được nữa…Không chỉ riêng tôi, hai chị tôi cũng đang ngoái đầu cố nhìn lại mà rơi lệ, họ luôn miệng bảo rằng “cậu ấy tốt bụng quá!”.  Tôi nghĩ khác, nghĩ một cách khác hẳn.

Tôi nghĩ về Chúa tuyệt vời của tôi!  Về sự Thành Tín của Ngài.  Ngài chẳng bao giờ rời bỏ chúng tôi trong cơn hoạn nạn.  Tôi không hề biết tên Anh ấy Chị ấy vì tôi không muốn hỏi.  Đơn giản vì tôi hiểu, những người được Chúa gọi để hầu việc Ngài một cách âm thầm không cần tên tuổi như tấm lòng của một người đàn bà trong xứ Su-nem đã “cầm”  Ê-li-sê ở lại ăn bữa cùng gia đình Bà vậy.  Kinh Thánh không hề ghi nhận người Đàn Bà xứ Su-nem ấy tên gì.  (II Các Vua 4:8)

Sáng mai tôi sẽ gởi tấm thiệp cảm ơn đến Thành Phố Berrien Springs, và tất nhiên, tên người nhận sẽ là “Con Trai và Con Gái của Đức Chúa Trời” !  Thế thôi.


SONY DSC
Tulip Châu Sa

Lễ Hội Thả Diều Quốc Gia 2011 Tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn
(Cho Tuổi Thơ Con Mẹ Mãi Đẹp!)

“Bỏ” mẹ con mình xuống trước Tháp Bút Chì, nơi diễn ra Lễ Hội Thả Diều, “tài xế” đi đậu xe. Sợ lạc nhau với “tài xế” mẹ con mình ngồi ngay chỗ “tài xế” dừng xe cho chúng ta xuống. Hai con hớn hở ngồi chờ “tài xế” trở lại giúp các con gắn diều bất đầu cuộc vui.

SONY DSC

Ngóng chờ “tài xế” hàng giờ, các con bắt đầu…giận mẹ “tại sao giờ này “tài xế” chưa trở lại?”. Mẹ chịu. Các con lại tự mình gắn diều vì không thể ngồi yên khi nhìn xung quanh bạn bè có “tài xế” giúp gắn diều cho bay lên…mẹ hiểu giờ này hắn đang ở đâu và làm gì, song, vì hai con Mẹ vẫn phải tiếp tục đóng vai khờ để rồi nói dối hai con, rằng: “có lẽ khó đậu xe, cho “tài xế” thêm thời gian “tài xế” sẽ tới”.

DSC05831.JPG

 

Nhất định là không ổn, đã hơn hai giờ trôi qua, cùng với sự giúp đỡ của mẹ, các con vật lộn với cánh diều mà vẫn không sao thấy nó bay lên trời xanh kia được.  Hai chị em lại ngồi co ro…ngóng”tài xế”. Không di chuyển đâu cả ngoài nơi”tài xế” thả mẹ con mình xuống.   Thi Thi và Chương Chương điều cho đó là “ý nghĩ” thông minh! Mẹ KHÔNG nghĩ thế vì mẹ quá rành “tài xế” này chỉ là mẹ không muốn hai con thất vọng .  Ngồi ngắm bạn bè trang lứa thả diều, nét mặt con trai mẹ hồn nhiên và …ước vọng làm sao! Nhưng mẹ lại thấy mình bất lực, đã nhờ qua mấy chú đang thả diều cùng con của họ, mà vẫn không sao nâng được cánh diều của hai con lên bầu trời thoáng gió. Lòng mẹ buồn và thất vọng về “tà xế”  quá. Cuối cùng rồi Chương Chương và Thi Thi nhanh chóng chạy tới văn phòng “Bác Sĩ Diều”. Thao thao bất tuyệt về căn bệnh của mấy con diều, các y tá và Bác Sĩ “diều” đã căn cứ trên những “triệu chứng” các con trình bày, họ cố gắng “điều trị” và khẳng định với Chương “tốt rồi, con có thể thả nó bay lên rồi!”.  Mẹ nhớ, Chương căn dặn “mẹ ngồi yên một chỗ giữ đồ và canh chừng “tài xế” tới, con và chị Hai đi gặp Bác Sĩ Diều”.  Mẹ ngồi đó không dám ngó đi đâu ngoài chỗ “tài xế” thả mình xuống và văn phòng BS…Diều. Nhìn con chạy như tên…bay đến mẹ cùng với nụ cười trên gương mặt sáng sủa, mẹ nhẹ hẳn cả người vì biết mấy con diều đã được “bình phục”!

SONY DSC

 

Vậy là hai chị em con có thể bắt đầu cuộc vui rồi!…Nhưng không! Không như mẹ và các con mong đợi! Mấy con diều dễ ghét như “tài xế” (hơn 3 giờ đồng hồ trên địa bàn nhỏ như bàn tay mà vẫn không thấy tên tài xế chết tiệc xuất hiện), nó không thể nương gió bay lên…

Mẹ sốt ruột nhìn nước mắt hai chị em rơi, mẹ nuốt hết nước mắt riêng mình vào lòng. Mẹ bỏ tất cả, không quan tâm đồ đạc gì nữa, mẹ “lôi cổ” hai con diều ra, đè đầu chẩn đoán bệnh rồi tự chữa trị.  Mẹ kết, mẹ vá, mẹ chắp, mẹ sửa đuôi, sửa đầu chúng nó bằng thước đo là…cái gang tay của mẹ.  Phải mất hơn 30 phút mẹ mới “rebuild” lại hai con diều, mẹ hồi hộp thử cho nó nương gió nhẹ..bay lên…bay lên…và nó đã bay lên…thật sự nó đã tung gió bay lên….nó bay lên trong tiếng cười tiếng reo hồn nhiên và vui mừng của hai chị em! Lòng mẹ vui không tả được! Lẽ nào, mục đích của mẹ đưa hai con đến đây để tham dự Lễ Thả Diều mà phải chứng kiến cảnh hai con của mẹ thất vọng.

Nhìn Thi Thi say sưa thả diều, bay nhảy hồn nhiên, mẹ vui muốn khóc! Chương Chương thì thích thú cứ mặc cánh diều càng lúc càng bay cao…Nụ cười con rạng rỡ làm sao! Con quay lại ôm mẹ “Mẹ! con cảm ơn mẹ!”. Mẹ lại chợt nghĩ “không biết hơn 4 giờ đồng hồ “tài xế” trốn ở đâu?” Hai chị em thi nhau nương cánh diều trong niềm vui hồn nhiên khôn tả xem con diều nào bay cao…nhất…Cánh Diều Đã Bay Lên…”Mẹ ơi! con diều của con đã bay cao hơn của chị Hai rồi!” Chương Chương reo lên với mẹ và chị Bé!  Mẹ vui quá, ngồi nhìn các con say mê cùng cánh diều, Chương nương cánh diều gần như cao ngút hết cả sợi dây…Thi Thi cũng thế, say mê và thích thú, con luôn chạy lại bên mẹ thủ thỉ “Mẹ ơi! Lễ Hội thả diều năm tới, mẹ đưa chị em con trở lại mẹ nhé!”  Mẹ trả lời ngay “Ừ! mẹ nhất định sẽ đưa hai con trở lại!”

Mọi thứ nằm hết trên xe “tài xế”, từ điện thoại, áo ấm, chỉ có nước uống và thức ăn là mẹ lấy khỏi xe vì ngại “tài xế” phải trở lại nặng nề trên tay.  Thi Thi lạnh, chị bé phải cởi áo ấm của chị cho Thi Thi mặc!  Chị Bé  nhìn thấy một cô bé nhỏ như đang muốn thả diều, chị Bé cho em mượn cánh diều của chị…nhưng em bé giữ không chặt, suýt để gió cuốn mất con diều của chị Bé.  Mẹ còn nhớ Thi Thi và chị Bé đuổi theo bắt lại con diều cho em bé gái mẹ  không nhớ được tên.  Chương mặc áo tay dài, và vì quá say mê chạy nhảy mà quên cả cái…lạnh chiều hôm ấy.

Thế rồi, cuộc vui khép lại khi cái lạnh bao trùm lên Thành Phố Thủ Đô.  Mẹ đã cùng các con qua bên kia đường nơi “tài xế” thả mẹ con mình xuống lúc sáng để đón taxi về khu phố Việt vùng Eden, Virginia. Tranh thủ, mẹ chụp những bức hình  cho các con giữ làm kỷ niệm một chuyến đi!

SONY DSC

Ở lúc này đây, hai con bảo “đói bụng quá mẹ ơi!”.  Thi Thi bảo “con thích ăn phở!”
Chương Chương và chị Bé thì…thích món cơm…144… cơm gì nhỉ? Ah, cơm sườn nướng úp la hay gì đó mẹ quên rồi. Riêng mẹ giận tên “tài xế” chết tiệc đến mức no cành hông chả thiết ăn với uống.  Một ngày tủi hổ (có lý do) cho Mẹ và một ngày thất vọng ngập lòng các con. Mẹ thì không có gì phải nói thêm, nhưng hai con của Mẹ trong lòng tên tài xế yêu tinh kia vẫn không bằng những mụ đàn bà bẩn.  Thảo nào hắn bỏ rơi đứa con gái của hắn từ lúc cháu chưa lọt lòng Mẹ cháu.  Mẹ thấy đau lòng cho hai con và cô bé ấy.  Mẹ tự hỏi tại sao chúng ta phải tiếp tục sống với cảm giác này.  Mẹ thấy mình yếu đuối, cái yếu đuối khiến Mẹ cảm thấy Mẹ có lỗi với hai con và với Chúa!

Buổi chiều đầu xuân Hoa Thịnh Đốn thật lạnh! Mẹ không thể làm gì cho các con ấm lên từ thịt da, nhưng mẹ biết, trong lòng các con đang ấm áp khi ở bên cạnh mẹ. Chờ “tài xế” thêm hồi lâu (Mẹ phải cớ vờ như thế), mẹ sợ cái lạnh ngoài da khiến các con bệnh, chiếc Taxi vừa trườn tới mẹ nhảy ra chận ngang, mẹ con mình lên xe, Chương đã bi bô chỉ đường cho bác tài xế về khu thương mại Eden. Về tới Eden, mẹ mượn điện thoại của nhà hàng nhắn tin cho “tài xế” “đến Eden đón” mẹ con mình, nếu không đến được, ăn uống no nê, mẹ con mình sẽ lên Taxi về khách sạn bơi lội sau một ngày dài vui buồn lẫn lộn…

Kỷ niệm chuyến đi, Tháng Tư 11, 2011


SONY DSCTulip Châu Sa

Ký Sự Sapa
Viết Tặng Các Con Thương Yêu!

Cuối Phố Cầu Mây
(Khách Sạn Mountain View, sáng ngày 6 tháng 8, năm 2010)

Một buổi sáng bình yên. Sapa chìm trong sương lạnh. Tôi cuộn mình trong chăn dõi mắt ra ngoài song cửa. Cái lạnh Sapa sao mà giống Đà Lạt quá, không buốt giá như Mùa Đông Biển Hồ Michigan, hay Lake Erie. Cái lạnh căm căm dễ chịu, tôi chỉ muốn nằm lì trên giường và nhắm mắt lại, thả hồn trôi theo những áng mây xa xa…Nhưng đã hơn bảy giờ rồi, phải thức dậy chuẩn bị cho giấc mơ từ thuở thiếu niên của mình thành sự thật. Giấc mơ tôi ấp ủ từ lúc tôi đọc trong sách địa lý rằng Fanxipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là “Nóc Nhà Đông Dương”. Hôm nay cuộc chinh phục đỉnh Fanxipan của tôi sẽ bắt đầu lúc chín giờ sáng.

Mountain View, một khách sạn thân thiện và hiện đại nằm giữa trung tâm Sapa thuộc phố Cầu Mây, mới sáng sớm đã náo nhiệt. Du khách ngồi chờ check-in chật kín. Vân, Hiếu và tôi đã sẵn sằng cho cuộc chinh phục đỉnh. Chúng tôi bước nhanh sang Nhà Hàng của Khách Sạn. Tôi gọi một bữa ăn Tây khá trịnh trọng cho buổi sáng. Tôi không quên gọi tách trà nóng pha mật ong theo phong cách Anh Quốc mà tôi yêu thích. Trà ở đây rất thơm ngon. Đúng chín giờ, nhân viên tiếp tân đến bàn chúng tôi bắt tay chào và giới thiệu, “đây là Đông, cậu ấy là hướng dẫn viên cho đoàn chúng ta hôm nay.” Chúng tôi rất vui khi biết Đông là hướng dẫn viên của chúng tôi. Thật ra, từ hôm qua đến giờ, chúng tôi đã có dịp làm quen và trò chuyện với Đông trong những bữa ăn ở nhà hàng. Chúng tôi rời Khách Sạn lúc 9 giờ 5 phút sáng ngày 6 tháng 8, lên chiếc SUV đưa chúng tôi đến Trạm Tôn, ở độ cao 1940 mét so với mực nước biển.

Trạm Tôn, người bản xứ gọi là Ô Quy Hồ rất ấn tượng. Trạm Tôn là tên gọi của một Trạm Kiểm Lâm thuộc tỉnh Lào Cai, và cũng là nơi thâu phí các đoàn leo núi. Đây là điểm bắt đầu của mọi cuộc chinh phục đỉnh Fanxipan. Suốt đoạn đường từ Phố Cầu Mây lên Trạm Tôn, chúng tôi không ai bảo ai câu nào, ngoại trừ một vài câu hỏi liên quan đến việc leo núi. Bởi lẽ, mỗi chúng tôi điều đang nghĩ về chuyến mạo hiểm của mình (đó là nói cho quan trọng một chút, chứ thực tế cả ba chúng tôi đều đang uống thuốc… “liều”). Tôi đưa mắt nhìn lên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ , và cố tìm kiếm đỉnh Fanxipan đang ẩn mình trong đó. Tôi đã nhìn thấy nó một cách rất mơ hồ, đột nhiên tôi rùng mình, song, cảm giác này không tồn tại lâu. Nó biến mất khi tôi cảm thấy thú vị nghĩ đến việc chúng tôi sẽ làm thế nào trên dãy núi trùng điệp đó để có thể đặt chân lên “Nóc Nhà Đông Dương.”

Sapa, đẹp “trên từng centimet”. Chúng tôi đi qua bao thung lũng điệp trùng, những thung lũng hoa hồng, những thửa ruộng bậc thang xanh lam trong sương sớm, những vách đá sừng sững dọc con đường dẫn đến Trạm Tôn. Chúng tôi đi ngang qua Thác Bạc, một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Sapa lúc 9 giờ 15 phút sáng. Trước ngày chúng tôi từ Hà Nội lên, Sapa có mưa to, lũ cuốn đi nhiều ngôi nhà và cơ sở thương mại. Dọc đường lên Trạm Tôn, tôi nhìn thấy nhiều khe núi bị sạc lỡ xuống quốc lộ 4D, con đường dẫn về Tây Bắc. Nhưng hôm nay, một ngày mà theo Đông, người hướng dẫn viên leo núi bảo chúng tôi rằng, “chưa có ngày nào trong mùa hè mà đẹp như hôm nay, trời quang mây tạnh, thời tiết rất lý tưởng cho chúng ta thực hiện chuyến leo núi.” Chúng tôi dự kiến chuyến chinh phục đỉnh trong vòng 3 ngày 2 đê m. Bởi vì, chúng tôi toàn là phụ nữ, lại ít có, hoặc không có kinh nghiêm leo núi, hành trang chỉ mỗi một sự quyết tâm, thế thôi. Đoàn chúng tôi đến Trạm Tôn lúc 9 giờ 25 phút. Gồm năm người, chú Li, là porter (người vận chuyển hành lý cần thiết cho chúng tôi), Đông, hướng dẫn viên, và cuối cùng là ba nhân vật quan trọng nhất, ba khách leo núi Thu Vân, Minh Hiếu và Tôi. Chúng tôi khởi hành đúng vào lúc 9 giờ 30 phút, sau khi Đông, người hướng dẫn viên nhanh chóng làm thủ tục nộp phí cho Trạm Kiểm Lâm. Chúng tôi là đoàn thứ hai khởi hành trong ngày.

Cánh Rừng Già, Chắc Chiu Thảo Quả
( 9 giờ 30 phút Sáng Ngày 6 Tháng 8 Năm 2010)

Rời Trạm Tôn, chúng tôi bắt đầu đi bộ theo một triền dốc, băng xuống một khe suối nhỏ và leo ngược lên đồi Hoa Mua (tôi gọi thế, vì trên đồi này tràn ngập những cây Hoa Mua Tím đang nở hoa). Những cánh Hoa Mua nở tím dọc con đường mòn đưa chúng tôi vào một cánh rừng già. Tấm biển giữa ngã ba, lối rẽ qua cánh rừng già níu chân tôi lại. “Không lấy gì ngoài những tấm ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân.” Tuyệt! Rời mắt khỏi tấm biển chỉ đường ghi dòng chữ tuyệt mỹ, chúng tôi biến ngay vào cánh rừng già bạc ngàn. Xa xa, có tiếng suối reo trong trẻo, tiếng gió ngàn hòa điệu với lá cây, tiếng ve nghe thanh thoát trên cao, tất cả tạo thành một bản giao hưởng của thiên nhiên kỳ diệu. Bước khởi đầu, ba chúng tôi điều rất hăm hở, sức khỏe dồi dào, đưa đôi chân mình đi thoăn thoắt, nhịp nhàng trên triền dốc dọc theo một con suối nước chảy thì thầm trong vắt.

Đường đi chưa thấy hiểm nguy, nhưng cả ba chúng tôi điều ý thức được rằng những cam go đang chờ mình phía trước. Chính vì thế, chúng tôi tranh thủ những phút giây còn có thể thư giãn này để tận hưởng những vẻ đẹp của đất trời mà trong cuộc đời chúng tôi chưa từng trãi nghiệm. Đi hết gần cây số, dọc theo con suối róc rách, chúng tôi lội qua bên kia bờ, nơi có cô bé người H’Mông đang “thu hoạch” những chùm Thảo Quả dưới vực. Vân hiếu kỳ hỏi Đông, “cô bé kia đang làm gì dưới đó?”. “à, cô đang hái những chùm Thảo Quả cô ạ!”. “Thảo Quả, nghe quen quá, hái để làm gì?” Tôi xen vào. “Dạ, để làm một loại thuốc Nam gì đó cháu không biết, với lại, Thảo Quả là loại hương vị để nấu phở của ngư ời Tây Bắc, tuyệt lắm cô ạ.” Tôi nhìn quanh cánh rừng già, những đám Thảo Quả mọc thành khóm, thân rễ to, mọc ngang có nhiều đốt. Lá to và dài, chúng mọc so le ôm kín lấy thân. Hoa to có màu vàng mọc thành chùm ngắn ở gốc. Thảo Quả hình trứng khi chín chuyển thành màu đỏ. Chúng đan xen và chen chúc nhau dưới những tàn cây của cánh rừng muôn niên rắn chắc.

Chúng tôi leo lên một con dốc cao, qua những tàn cây đổ nát chất chồng lên nhau. Rồi lại ngược xuống một thung lũng cạn để chuyển hướng qua một rặng núi khác hướng về điểm nghỉ trưa. (Tôi gọi đó là Trại Một, người bản xứ gọi là Trạm Kiểm Lâm 2233m) Tôi hỏi Đông “Bao lâu nữa chúng ta đến Trại Một?” “Dạ, nếu đi với tốc độ như bây giờ, khoảng 11 giờ 30 chúng ta đến cô ạ.” Nghĩa là chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ. Hợp lý. Vì tôi đọc trong nhiều tài liệu leo núi, những trưởng đoàn hướng dẫn khách leo núi không bao giờ cho phếp khách của họ đi bộ quá bốn tiếng đồng hồ một ngày, và mỗi chặn chỉ chừng vài giờ để khách có thời gian làm quen với độ cao và nghỉ ngơi lấy sức. Tôi hài lòng và tiếp tục hành trình. Không hiểu sao, suốt cuộc hành trình, tôi thường xuyên hỏi Đông về người dân tộc Thái. Qua Đông tôi hiểu thêm về nguồn gốc và những sinh hoạt của họ. Đông bảo Bản Thái cách Sapa khoảng 70 cây số về phía Tây. Tôi rất muốn đến thăm Bản Thái nhưng không còn thời gian. Nếu chúng tôi chinh phục đỉnh thành công trong ba ngày hai đê m, xuống núi là phải về Hà Nội để kịp chuyến bay vô Sài Gòn ngay sáng hôm sau. Tôi đành hẹn Bản Bo vào dịp khác trong sự tiếc nuối.

Và cứ thế, hết lần này đến lần khác cùng với chiếc “gậy thần” (bằng trúc, chú Li đốn trong khu rừng trúc lúc chúng tôi bắt đầu biến vào cánh rừng già.) leo lên từng con dốc, có lúc như thẳng đứng, có khi lại trài theo ven bờ suối. Tôi thấy mình bắt đầu thấm mệt. Mồ hôi toát ra như chảy, mặt tôi đỏ dần.( Điều này lại không xảy ra ở Vân và Hiếu) Thỉnh thoảng chúng tôi dừng lại để…thở, và chụp những bức hình mà tôi cho là không thể bỏ qua. Đến một đoạn suối vắng, chúng tôi ngồi trên những tản đá giữa dòng nước nghỉ…mệt. Vân hỏi: “Khoảng bao lâu nữa mình đến Trại Một, Đông?” Ngừng một lát, Đông nói “Dạ, nếu đi với tốc độ như bây giờ…chắc mình đến đó khoảng 12 giờ trưa cô ạ.” Thế là tăng nửa giờ nữa mới đến được Trại Một. Cả ba chúng tôi điều không nhận ra “tốc độ” đi của mình chậm lại từ khi nào. Sau vài phút nghỉ ngơi lấy lại nhịp thở đều, chúng tôi nhìn nhau cười sảng khoái rồi đứng dậy tiếp tục hăm hở leo lên một khe núi mà dưới chân phải chúng tôi là một bờ vực. Chúng tôi lặng lẽ theo sát Đông. Chú Li đã bỏ chúng tôi một quãng đường xa tắp. Trong lúc tôi và Hiếu nản lòng khi đứng trước một mỏm núi gần như dựng đứng trước mặt thì chúng tôi gặp một người phụ nữ người Giao Đỏ đang tải hàng lên Trại Một bán lẻ. Với chiếc gùi nặng trĩu hàng hóa trên vai, người đàn bà Giao leo lên dốc núi như đang tản bộ. Tôi và Hiếu nhìn người đàn bà Giao đầy thán phục. Khi Vân bắt kịp chúng tôi, tôi ghi lại tấm hình với người đàn bà Giao trên lưng chừng ngọn núi. Sau đó dăm bảy phút thì dáng bà mất hút, bỏ lại ba khách leo núi đang lê từng bước phía sau lưng bà.

Trong khi tôi dự đoán, chẳng còn bao lâu nữa, có thể trong vòng mười lăm phút thôi, đoàn chúng tôi sẽ có mặt ở Trại Một nghỉ chân, thì cũng là lúc tôi tình cờ nghe cuộc đối thoại giữa Vân và Đông. Tôi như rơi gọn xuống một lòng chão mênh mông nào đó, Đông bảo còn khoảng 1 tiếng mới đến Trại Một. Thời gian đi lùi lại cơ à!? Đã sắp 12 giờ rồi kia mà? Tôi tự nghĩ. Thế có nghĩa là phải mất thêm hơn một tiếng so với mức dự đoán ban đầu chúng tôi mới lên được Trại Một. Tôi bắt đầu nhận ra, tốc độ di chuyển của chúng tôi có phần…rùa bò. Thêm vào đó, “nghỉ ngơi” hơi nhiều. Chúng tôi bắt đầu di chuyển qua một ngọn đồi, con đường không có vẻ gì “cheo leo” nên chúng tôi lại có dịp chiêm ngưỡng những bông hoa rừng không (biết) tên đang nở muộn. Ôi, đẹp làm sao! Những bông hoa vàng mong manh e ấp bên những tản đá cuội và trản lá xanh mơn mởn. Gió nhẹ thôi cũng làm cho những bông hoa kiêu sa kia nương mình xao động, một cảnh tượng đơn sơ đang hút hồn tôi…Tôi lại bị níu chân lần nữa, vì muốn ghi lại phút giây này.

Chúng tôi lại tiếp tục bước đi. “Mình sắp tới rồi cô ạ!” Thông điệp của Đông chẳng khác nào như cơn mưa rào dội xuống khu rừng đang hỏa hoạn. Tôi cảm thấy phấn chấn trong lòng. Một cách âm thầm, chúng tôi bước đi không mệt mỏi. Mỗi người điều nhắm mục đích Trại Một mà bươn tới. Cuối cùng đoàn chúng tôi đã đặt chân đến Trại Một. Người cuối cùng đến đích là… tôi, vào lúc 12 giờ 40 phút chiều.

Không Như Là Tôi Tưởng…
(Trại Một, 2233m)

Vài túp lều mái xanh loáng thoáng trước mặt. Những túp lều nằm giữa một thung lũng để tránh những cơn gió núi càn quét. Chúng tôi tiến xuống, tự hào mình đã vượt qua được ải thứ nhất. Tôi quăn ba lô xuống sàng gỗ…lòng ngao ngán phản phất sự thất vọng. Điểm dừng chân là một túp lều rộng khoảng 20 mét vuông. Sàng gỗ đóng hai bên trại thành giường ngủ cho khách leo núi, chính giữa là lối đi. Tôi cảm giác mình sắp nôn vì mùi hôi thối trong trại, bùn nhẫy lên, nổi trội hơn là mùi chuột vừa bỏ mạng trong kẹt váng nào đó từ nhiều đêm qua. Cảnh tượng cực kỳ dơ bẩn. Tôi nhào ra ngoài tìm chỗ để nôn tháo phần thức ăn còn lại từ bữa sáng, phải mất năm mười phút cơn nôn mới chịu nguôi ngoai. Ba chúng tôi tìm chỗ đi vệ sinh, trở lại túp liều, cố làm quen với cái mùi chết tiệt đang tra tấn tôi. Tôi ngồi bệt xuống sàng gỗ, cố dùng đôi tay vuốt ve đôi chân đang rên xiết một cách cùng khổ.

Tôi nhớ lại, khi bắt đầu rời Trạm Tôn, một cách thương cảm, tôi nhìn chú Li mang nặng trên vai khối hành lý cần thiết cho đoàn chúng tôi, tôi bàn với Vân và Hiếu, “khi lên đến Trại Một, mình sẽ giúp chú chuẩn bị bữa trưa, để chú Li cũng có thời gian nghỉ ngơi.” Buồn thay, bây giờ đến nơi, chúng tôi không đủ sức để tháo đôi giày khỏi chân, việc giúp chú Li nấu cơm là một lời hứa cuội. Chỉ 10 phút sau, Chú Li đã sẵn sàng bữa ăn trưa cho chúng tôi. Chỉ đơn giản là món bánh mì, nhưng tôi vô cùng cảm kích chú ấy. Tôi không cảm thấy đói, tôi chỉ thấy khát và rất mệt.

Cùng ăn trưa với chúng tôi có đoàn Auberge Đăng Trung. Đoàn gồm 9 người. Một hướng dẫn viên là Nam (Áo đỏ), hai porter là Cả và Tinh cùng 6 khách leo núi. Kres Nielsen đến từ Úc Châu, đôi tình nhân Charles Bescond và Candice Regnier đến từ Pháp Quốc, còn Arthur Ebbink cùng Marijn Lanting đến từ Hòa Lan, người sau cùng là cô bé đến từ Hà Nội, Thanh Hà, sinh viên Học Viện Ngân Hàng năm thứ hai. Tôi không thể nuốt nổi nửa mẫu bánh mỳ, nhưng cố ngốn hết phần trái cây. Trong khi đó thành viên đoàn Auberge ai nấy “quét” sạch hai mẫu bánh mỳ và uống rất nhiều nước lọc, tất nhiên, phần trái cây cũng đuợc “thu dọn” gọn gẽ. Buổi ăn trưa kết thúc trong vòng 10 phút.

Ba chúng tôi “ngã lưng” xuống váng. Trong khi đó Arthur Ebbink và Marijn Lanting thì bay nhảy vận động bên ngoài cho đỡ…lạnh, số còn lại của đoàn Auberge lập tức ngủ say như chết. Trong cơn mơ màng, tôi nghe được cuộc đối thoại giữa người hướng dẫn viên đoàn Auberge Đăng Trung với Mai Xuân Đông rằng, đoàn chỉ có Kres Neilsen là chọn chinh phục đỉnh trong vòng ba ngày hai đêm (như chúng tôi), số còn lại sẽ xuống núi vào ngày mai theo hướng Cát Cát. Tôi chợt nghĩ đến việc viếng thăm Bản Thái. Ý nghĩ này thôi thúc tôi đi đến quyết định sẽ xuống núi vào ngày mai thay vì nghỉ đêm trên căn trại ôn dịch này. Tôi hội ý với Vân và Hiếu, cả hai điều đồng ý. Thế là chúng tôi quyết định sẽ cùng nhau xuống núi ngay chiều mai. Nhưng trong lòng Đông tỏ đầy vẻ nghi ngại vì không tin chúng tôi, ba nguời phụ nữ “chân yếu tay mềm” có thể thực hiện được sự thay đổi này.

Quay về với thực tại, mỗi chúng tôi điều thể hiện sự phấn đấu trên gương mặt mình để đồng đội có thêm lòng tin rằng đoàn chúng tôi có thể chinh phục đỉnh vào sáng mai và xuống núi về lại Sapa vào buổi chiều. Tạm biệt Trại Một, Auberge và Mountain View II tiếp tục cuộc hành trình lên Trại Hai (2800m) giữa buổi chiều có ánh nắng nhạt, rớt nhẹ xuống rừng trúc.

Đêm Trên Đỉnh Gió Lùa …Trại Hai -2800m
(6 giờ tối ngày 6 tháng 8, 2010)

Khoảng 6 giờ chiều, khi ánh nắng cuối ngày tạm chia tay bầu trời, tất cả khách leo núi dời chân khỏi bếp lửa hồng ấm áp. Chúng tôi tụ tập trong túp lều hết sức bề bộn, ảm đạm, bùn nhầy và hôi hám. Túp lều chật chội thêm vì lượng khách nghỉ đêm khá đông. Hai đoàn chúng tôi vừa lên và đoàn Mountain Views I từ trên đỉnh xuống. Thêm vào đó, một số công nhân đang xây hồ chứa nước cũng nghỉ đêm trong túp lều. Những dụng cụ và thiết bị cần thiết của họ được dồn vào một góc phải, chiếm một diện tích không nhỏ. Nhưng chẳng hề chi! Có chỗ để chúng tôi nằm xuống, dù chật chội cũng là mộtthiêng đường. Ở cái chốn hoang vu này chúng tôi không có sự lựa chọn thứ hai.

Khoảng 6 giờ 30 phút, các “đầu bếp” đã sẵn sàng bữa cơm tối. Khi các hướng dẫn viên leo núi thắp lên những ngọn nến bên những bình rượu đế đãi khách “cho ấm lòng”, thì tôi bắt đầu ngắm nghía và sửa soạn cho ba chúng tôi một chỗ ngủ. Cả ba đoàn leo núi dùng cơm tối cùng một lúc. Bữa cơm được chú Li chuẩn bị khá chu đáo, nhưng tôi chỉ thích món rau cải xào thịt bò, và tôi trung thành với nó cho đến cuối bữa cơm. Để làm vui lòng chú Li cũng như Đông, Vân và tôi đã nhấp vài ngụm rượu đế, chưa kịp ấm lòng, vừa nuốt vào, cổ họng tôi như muốn phát hỏa. Tôi tỏ ra bình thản một cách sành điệu sau đó uống nước lọc để tự thoát ra khỏi cảm giác khó chịu. Ở bên kia, hai khách leo núi từ đỉnh trở xuống lúc chiều là Pierre-Edward Marsden và Julien Chambon đang thưởng thức rượu đế Việt Nam. Họ khen không ngớt lời, bàn luận về cách người Việt Nam làm rượu đế với hướng dẫn viên Nam một cách am tường rồi uống một cách say mê. Sau món trái cây tráng miệng, chú Li pha cho chúng tôi mỗi người một tách trà. Tách trà thiếu mật o­ng, song, nó giúp ấm lòng tôi thật sự.

Sau bữa cơm tối, khách leo núi quây quần cùng nhau tán ngẫu. Tôi luôn bị chọc cười bởi cách nói chuyện tiếu lâm của hai cậu Arthur Ebbink và Marijn Lanting. Arthur rất có duyên trong những câu chuyện ma. Tiếc rằng chỉ có tôi và nhóm bạn leo núi người ngoại quốc theo dõi câu chuyện của cậu ấy, nếu có nhóm bạn Việt Nam hưởng ứng thì cuộc vui sẽ nhân lên gấp bội. Khi Vân, Hiếu và tôi lôi từ trong ba lô ra vài ve dầu nóng rồi bắt đầu “dỗ dành” đôi chân đang gần như muốn…liệt của mình, Marijin nhìn chúng tôi hỏi “có bao giờ cô nghĩ sau chuyến leo núi này, trở về các cô trở thành tàn phế không?” Tôi cười đến vỡ tung mọi sự tập trung suy nghĩ của tất cả thành viên leo núi và các hướng dẫn viên. Tôi lặp lại câu hỏi của Marijin bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Lại một trận cười no nê trước một sự thật phủ phàng rằng…không ai trong chúng tôi dám chắc ngày mai khi tiếp tục lên đỉnh chuyện gì sẽ xảy ra nếu đêm nay chúng tôi không ngủ.

Rồi khi màn đêm đòi lại sự yên tĩnh của nó, chúng tôi trao trả và đi tìm giấc ngủ. Càng về khuya càng lạnh. Cái lạnh chẳng dễ chịu chút nào. Tất cả chúng tôi điều mặc nhiều lớp áo và quần dài, mang tất để giữ ấm. Nằm trên đống hoang tàn và hỗn độn, tôi thật sự không thấy thoải mái. Sống cho đến bây giờ, tôi chưa từng trãi kinh nghiệm nào tựa như thế này cả. Mọi người dường như nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu sau một ngày “tự hành xác”. Còn tôi nằm đó, bất động nhưng không tài nào ngủ được. Một lúc sau, tôi bước ra ngoài tìm chỗ đi vệ sinh. Túp lều bên nhà bếp sáng lên bằng ánh lửa hồng. Đó là điểm sáng duy nhất giữa núi rừng hoang vu này. Có lẽ ai đó trong số các chú làm bếp và các porters của ba đoàn leo núi còn thức. Tiếng gió núi đêm khuya nghe ớn lạnh. Tôi nhìn quanh quẩn, Thung Lũng khoác lên mình chiếc áo sương mù. Bốn bề im ắng bên cạnh sự chuyển động của những tàn cây do tác động của gió núi. Tôi tập trung một cách cao độ như một người đang thực hiện bài tập Yoga để nghe tiếng thở của đêm. Hoang vắng và hoang vắng. Trên đầu tôi là ánh sáng của nghìn vì sao. Tôi bỗng chạnh lòng nhớ đến hai Thiên Thần bé bỏng của tôi, giờ này hai con tôi đang làm gì? Có lẽ đang ở nhà với bà Ngoại và chị Bé, đang làm thủ công hay xem một chương trình hoạt hình thiếu nhi nào đó, hoặc đang bay nhảy phía sau vườn. Không biết hai con yêu dấu của tôi có đang nhớ đến tôi không!? Tôi ước sao mình có thể ôm con vào lòng ngay lúc này, chắc chắn mọi mệt mõi ưu phiền sẽ tan biến, tôi sẽ trở nên mạnh mẽ hơn để “chiến đấu” và “chiến thắng” vào sáng mai. Tôi ngồi xuống tản đá bên đống lửa tàn ban chiều, khợi từng đóm lửa còn sót lại. Tôi bắt đầu suy nghĩ đến nhiều chuyện xảy ra cho tôi trong một ngày trôi qua, những chuyện khiến tôi phiền lòng và bất phục.

Suốt hành trình từ sáng tới chiều, tôi liên tục nhận những cú điện thoại của anh trai tôi từ Hoa Kỳ, rồi đến người anh trai ở Đà Lạt vừa về Quảng Ngãi thăm Cha cùng tôi, của chị Ba tôi đang tất bật với công việc ở dưới phố Quãng, đến cả những người bạn một thời Đại Học Đà Lạt thương yêu tôi vừa hạnh ngộ sau 17 năm biệt tin nhau ba ngày trước đó. Những cú điện thoại nhắc nhở tôi một điều giống nhau duy nhất, tôi cảm thấy mình bối rối và căng thẳng nhưng không có lời bình luận qua lại với họ. Họ lo lắng cho tôi, cứ như tôi sắp biến mất khỏi cuộc đời này, tất cả họ điều nghĩ về tôi như thế. Tựu trung, họ lo sợ tôi bò lên tới đỉnh rồi nhảy xuống vực tự tử. Vì sao cơ chứ!? Rồi tôi nghĩ đến cảm giác của Mẹ tôi đang ở Hoa Kỳ lo lắng cho sự mạo hiểm của con gái mình. “Mẹ! Con gái mẹ đang ngồi cô độc giữa núi rừng hoang giã và đang nghĩ về Mẹ đây, con biết Mẹ đang buồn và đau khổ vì con…nhưng con chỉ biết trình dâng hết mọi oan nghiệt đau đớn đời con vào lúc này lên cho Thiên Chúa, con xin lỗi Mẹ!” Tôi ngược dòng quá khứ, hình dung lại hơn 30 năm về trước, Mẹ tôi đã rời khỏi 8 chị em tôi ngược lên miền núi Sơn Hà xa xôi và có lẽ hẻo lánh như chốn hoang vu này đây để làm thuê, vất vả chắt chiu từng nhúm gạo đồng tiền, và mỗi tháng một lần, mẹ mang về miền xuôi cứu đói đàn con trong khi cha tôi phải nạp mình trong trại cải tạo để ”đền tội” vì Người Yêu Nước Thương Dân. Hình ảnh mẹ tôi ngày ấy hiện về trong tim tôi lúc này. Hình ảnh thân yêu đó nhấn chìm tôi trong suối nước mắt cô đơn pha lẫn sự bất mãn về nguyên nhân gây sốc cho Mẹ dẫn đến tình trạng sa sút về sức khỏe cho Mẹ tôi, và gây căng thẳng tinh thần cực độ cho tôi giữa lúc mà lẽ ra tôi cần được đón nhận những lời khích lệ an ủi cho hành trình chinh phục đỉnh núi vào sáng mai.

Tôi nhớ lại thái độ của người bạn đồng hành Thu Vân. Vân luôn theo sát nhóm leo núi người ngoại quốc, cố gắng với tộc độ nhanh nhất mà Vân có thể, nghĩa là dốc toàn sức mà đi, một thái độ điên rồ trong môn leo núi. Tôi rất lo cho Vân, vì Vân hoàn toàn không có sự hiểu biết gì về việc leo núi, Vân đi là do tôi mời và có thể nói, Vân đã vì tôi mà đi. Nhưng, thái độ luôn “dẫn độ” của Vân là có nguyên nhân, tôi biết. Đối phụ nữ chân yếu tay mềm như chúng tôi mà nói, leo núi là một việc khá điên rồ. Tôi vì lo lắng cho Vân và Hiếu, nên trước ngày bắt đầu nạp mình vào dãy Hoàng Liên Sơn, tôi đưa Vân và Hiếu lên Đỉnh Hàm Rồng, mục đích là để cho Vân và Hiếu thực tập trước khi thực hiện chuyến leo núi nghiêm túc. Tôi lo lắng vô cùng khi nhận thấy, Hiếu và Vân lúc nào cũng thở hổn hển khi bước lên từng bậc thang dẫn lên Đỉnh Hàm Rồng. Trong lòng tôi tỏ ra quan ngại. Tôi mời họ thực hiện chuyến leo núi cùng với tôi, nghĩa là nếu họ xảy ra chuyện gì tôi sẽ không sống được bình yên suốt quãng đời còn lại của mình. Trở về Khách Sạn Mountain View vào buổi chiều tối từ Đỉnh Hàm Rồng, tôi thấy bần thần và tự hỏi “Mình có nên để Vân và Hiếu mạo hiểm với mình không?”. Chợt cú điện thoại của người bạn Đào Hiền Đạo từ Sài Gòn gọi tới “nhớ đừng có nhảy núi nghe!”, tôi ngăn chặn sự bình luận về cái điều ngớ ngẩn của Đạo bằng cách nói về mối lo ngại của tôi. “Nếu ngày mai giữa hành trình, Vân và Hiếu không thể làm quen dần với hiểm trở và độ cao, mình sẽ nhờ hướng dẫn viên leo núi đưa Vân và Hiếu xuống núi cách an toàn, còn mình, sẽ tiếp tục lên đỉnh, quyết định này sẽ không thay đổi.” Cuộc đối thoại giữa chúng tôi Vân nghe được. Một chất xúc tác cực kỳ mạnh, Vân tự ái trong suốt cuộc hành trình và luôn tỏ ra dẫn đầu trong đoàn chúng tôi. Điều đó tôi hiểu và thông cảm cho tính cách và phản ứng bình thường của một con người, và của Vân cũng như Hiếu, nếu là tôi, có lẽ cũng sẽ điên rồ như thế. Song, tôi biết nếu chúng tôi có thể chinh phục đỉnh thành công, sau khi trở về, Vân nhất định sẽ gặp trở ngại về những chấn thương trong cơ thể, nhất là về cơ bắp liên quan đến xương đùi và xương chậu, cùng với bàn chân bị bỏng rát. Tôi âm thầm nhờ hướng dẫn viên leo núi Mai Xuân Đông theo sát Thu Vân mỗi chặn đường để bảo vệ cho người bạn của tôi. Phần tôi, kỹ thuật và kiến thức leo núi mà tôi tìm tòi đủ để có thể “làm hướng dẫn viên bất đắc dĩ” cho Hiếu và cô bé Sinh Viên Thanh Hà cũng đang bị trưởng đoàn của cô bỏ rơi lại phía sau. Vân biết “bệnh phụ nữ” của tôi bỗng nhiên đến sớm hơn vài ngày, song, tôi không hề nói cho Vân và Hiếu biết trong cơ thể tôi, tình trạng máu đang hoàn toàn rối loạn, hay những áp lực mà tôi đã đối diện trong một ngày đã trôi qua như cơn ác mộng. Tôi không muốn họ lo lắng cho tôi.

Tôi hồi tưởng lại về thái độ của Minh Hiếu, đứa cháu gái của tôi. Tôi chuẩn bị cho chuyến đi trước khi Hiếu Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế, ngoài chiếc điện thoại tôi mang về làm quà ra trường cho Hiếu, chuyến đi Tây Bắc chinh phục Fanxipan là món quà thứ hai tôi muốn khích lệ cháu tôi sau bao năm miệt mài đèn sách. Suốt hành trình, tôi để ý, cứ đến những hẻm núi hiểm trở, có bờ vực sâu hoắm là Hiếu chậm lại và trợn mắt lườm tôi. Cái lườm của Hiếu khẳng định không phải để giúp tôi hay khích lệ mà cũng chẳng phải diễn tả rằng Hiếu đang cần tôi giúp Hiếu điều gì. Hiếu thường quan sát tôi bằng cặp mắt của những tên cai ngục. Cứ như Hiếu đang theo dõi một tên tử tội đang tìm cơ hội nhảy xuống vực mà nếu may mắn thì được trốn thoát rồi sống trong tình trạng quái vật, còn xui xẻo thì trở thành linh hồn cô đơn giữa rặng núi linh thiêng. Một áp lực khốn khổ khốn nạn vô cùng, nó đeo bám lấy tôi cùng với những cú điện thoại tôi không hề mong đợi của bạn bè, và người thân đang tra tấn tôi như những câu thần chú nghe như quỉ ám khiến tôi có cảm giác nó sẽ thành sự thật “hãy nhảy xuống vực, hãy nhảy xuống vực” thay vì như họ tụng “đừng có nhảy xuống nghe”. Tôi tắt điện thoại để không phải nghe những cú phone hắc ám, nhưng khổ nổi, mỗi khi tôi mở điện thoại để xem giờ giấc sau từng chặn đường tôi di chuyển được thì điện thoại lại rung lên, lại là những thứ ngôn từ quỉ ám, chứng tỏ, họ canh nhau mà tra tấn tôi, cho đến khi nào họ nghe tôi trả lời mới thôi. Tôi bỏ lại tất cả sau lưng không một lời bình luận với họ, hay dù là hỏi lại một câu vớ vẩn “tại sao tôi phải nhảy xuống núi?”

Tôi khẳng định, cái áp lực mà tôi phải gánh trong một ngày đã trôi qua, không bao giờ là ý muốn của Thượng Đế! Chúa đang đồng hành cùng tôi. Ngài sẽ bảo vệ cho tôi. Tôi chỉ cần biết như thế! Tôi rửa sạch những muộn phiền bằng nước mắt da diết nhớ Nguyệt Thy và Nguyên Chương, những muộn phiền cần phải biến mất, tuyệt nhiên chúng không thể đồng hành cùng tôi trong cuộc chinh phục đỉnh sáng mai. Bỗng tôi như nghe văng vẳng tiếng của con gái mình đang vừa chơi xích đu vừa âu yếm nhìn tôi bảo: ”Mẹ ơi! Mẹ sẽ chinh phục đỉnh thành công! Con sẽ cầu nguyện cho Mẹ!”

Ấy vậy mà lòng tôi bấy giờ vẫn còn là một mớ hỗn độn khi trở lại căn lều u ám giữa màn đêm.

Tôi sáng suốt, nếu sáng mai tôi còn ám ảnh bởi những sự điên rồ xảy ra cho tôi hôm nay, tôi sẽ chấp nhận thất bại và xuống núi ngay lập tức, không mạo hiểm lên đỉnh với tình trạng sức khỏe kém vì hồng huyết cầu giảm dần (do mất máu) cùng cái áp lực khốn nạn đả phá hành trình nghiêm túc của tôi trong một ngày đã qua.

Bước vào căn lều, tôi chẳng biết làm gì cho đến khi trời sáng. Tôi lôi cuốn tiểu thuyếtHoa Tulip Đen vừa mua mấy ngày trước đó ở Khu Hòa Bình Đà Lạt ra định đọc. Nhưng, thân thể rã rời, cơn nhức đầu lại trở nên nghiêm trọng, và nỗi ám ảnh của cái không khí ảm đạm bên trong căn lều thì dù có đọc đi đọc lại nhiều lần một trang sách, tôi chắc mình cũng chẳng nhớ nổi một câu. Không khí như có phần loãng đi ở độ cao 2800 mét trong cái lạnh về khuya. Tôi trở lại chỗ nằm bên tiếng thở không có gì là êm ả của Vân, Hiếu và một số khách leo núi khác. Tôi phát giác, hai cô nàng trở mình liên tục. Tội nghiệp! Vân và Hiếu chỉ ngủ được một “giấc mộng đầu” thôi, giờ là lúc hai cô nàng trãi nghiệm cảm giác của tôi. Tôi nhìn hai người bạn đồng hành lòng chợt muốn khóc. Họ đã vì tôi, rồi bây giờ đang nằm hành xác giữa núi rừng sâu thẳm thế này đây. Làm sao mà ngủ được, những chú chuột làm việc về đêm đang hì hục đục khoét, cãi vả nhau chí chóe vì những cuộc tranh chấp địa bàn khai thác lương thực ngay bên cạnh Vân và Hiếu. Cùng với cái lạnh gần như rét, Vân và Hiếu bắt đầu rơi vào giấc ngủ chập chờn. Nghĩ đến “trận chiến cuối cùng” của sáng mai, tôi cố bỏ xuống những muộn phiền đang nặng trĩu trong lòng một lần nữa, tôi nuốt trửng một viên thuốc an thần, rồi cuộn mình trong chiếc túi ngủ bị hỏng giây kéo, gối đầu lên chiếc ba lô, tôi bắt đầu thiết tha tìm cầu giấc ngủ. Vẫn không tài nào ngủ được, tôi đi vào trạng thái nửa tỉnh, nửa mơ (nhờ tác động của viên thuốc). Bên ngoài gió mạnh. Càng lúc càng mạnh hơn. Những âm thanh phát ra từ cơn gió núi cứ liên hồi dội vào căn lều. Cánh cửa hướng gió núi tựa một nỗi ám ảnh, vài phút thì đập mạnh vào căn lều rồi tự mở ra, cứ như có ai đó đang điều khiển nó, tạo nên một thứ âm thanh đầy ma quái, khiến tôi rùng mình nhớ lại những câu chuyện ma của cậu Arthur. Rồi tôi nhận thấy, không chỉ Vân và Hiếu, hầu như tất cả các khách leo núi điều liên tục trở mình trong chiếc túi ngủ của mình.

Đêm trên chốn hoang vu, trong giấc ngủ mơ màng, tất cả chúng tôi điều cùng tương giao với bản hòa tấu được hòa âm kỹ lưỡng từ tiếng gió với những âm thanh nghe quái lạ chưa từng thấy, lắm lúc nghe như những oan hồn đang rên xiết giữa cái lạnh buốt của đêm dài.